[Cơ chế triệu chứng số 180] Phản xạ da gan tay-cằm

Rate this post

I. MÔ TẢ

phản xạ da gan tay-cằm đặc trưng bởi sự co kéo cùng bên của cơ cằm kết quả là môi dưới cùng bên nhô ra trước hoặc nhăn lại, khi người khám vạch lên da ô mô cái của bệnh nhân. Phản xạ da gan tay-cằm là một phản xạ nguyên thủy thường gặp ở trẻ sơ sinh. Phản xạ tái xuất hiện về sau là do bệnh ở thùy trán hoặc do tuổi tác.

II. Nguyên nhân

Phổ biến
• Sinh lý
• suy giảm trí tuệ Alzhermer
• sa sút trí tuệ trán-thái dương
• sa sút trí tuệ mạch

  Ít phổ biến hơn
• Bệnh Parkinson
• HIV/AIDS

III. CƠ CHẾ

Cơ chế tái xuất hiện của phản xạ da gan tay-cằm chưa được biết rõ. Phản xạ dường như được kiểm soát bởi các vùng vỏ não vận động không phải nguyên phát, có tác dụng kiểm soát ức chế phản xạ tủy.Hủy hoại ở vùng này có thể gây ra mất ức chế và dẫn đến ‘giải phóng’ phản xạ.

IV. Ý NGHĨA

Trong một nghiên cứu 39 bệnh nhân với phản xạ da gan tay-cằm một bên, tổn thương bán cầu não cùng bên được phát hiện là 44%, tổn thương đối bên là 36%, tổn thương cả 2 bên 10% và không có tổn thương 10%. Vị trí có phản xạ không song hành với vị trí tổn thương.  Phản xạ da gan tay-cằm có thể được phát hiện ở khoảng 3–70% các trường hợp bình thường.

Advertisement

Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

Giới thiệu tranphuong

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …