[Cập nhật] Vi rút cúm gia cầm H5N8

Rate this post
Ở miền nam nước Nga, lần đầu tiên trên thế giới, vi rút cúm H5N8 truyền từ gia cầm sang người.
Theo tin từ hãng Tass và RIA Novosti, Giám đốc Cục Giám sát Phúc lợi Công cộng và Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng của Liên bang Nga Popova đã chính thức công bố tại một cuộc họp báo ở Moscow vào ngày 20 rằng Nga xác nhận đã có bảy người bị nhiễm chủng cúm gia cầm H5N8.
“Cho đến nay, thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm vi rút cúm gia cầm H5N8 trên người. Ở Nga, trường hợp đầu tiên ở người nhiễm vi rút cúm A, chủng H5N8, đã được xác nhận trong phòng thí nghiệm.” – Popova cho biết, đồng thời bà khẳng định: “đây là một khám phá khoa học quan trọng và cũng là một chiến thắng cho các nhà khoa học Nga ”.
Popova còn nói: “Lá chắn dịch tễ học của đất nước đã phát huy tác dụng!”
Theo người đứng đầu Cục Giám sát, bảy nhân viên của một trong những trang trại chăn nuôi gia cầm ở miền nam nước Nga, nơi bùng phát dịch bệnh vào tháng 12 năm 2020, đã được các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Vi rút “Vector” giải mã tìm thấy gen của vi rút H5N8.
Popova lưu ý rằng tất cả những người này đều mắc bệnh nhẹ và hiện tại họ đang ổn.
Popova giải thích: “Diễn biến lâm sàng rất nhẹ, nhưng đồng thời các nhà khoa học của chúng tôi đã nhìn thấy những thay đổi trong cơ thể và phản ứng miễn dịch với chủng vi rút này ở tất cả bảy công nhân”.
Người đứng đầu Popova cam đoan rằng, mặc dù virus H5N8 đã vượt qua được rào cản giữa các loài gia cầm và truyền từ gia cầm sang người, nhưng vi rút vẫn chưa lây truyền từ người sang người.
“Các đột biến tiếp theo sẽ cho phép vi rút vượt qua rào cản này nhanh đến mức nào, cần phải thời gian mới có câu trả lời.” – Popova nói thêm, đồng thời bà lưu ý rằng việc phát hiện kịp thời khả năng lây nhiễm sang người của H5N8 giúp cả thế giới có thời gian chuẩn bị cho một mối đe dọa mới, phát triển hệ thống xét nghiệm và nghiên cứu vắc xin.
“Để trong trường hợp H5N8 có thể gây bệnh, nguy hiểm hơn cho con người và có thể lây truyền từ người sang người, chúng ta sẽ chủ động chuẩn bị” – Popova liên hệ với đại dịch COVID-19.
Theo bà, dữ liệu về ca nhiễm H5N8 đầu tiên của bảy người đã được Nga chuyển cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Hiện chưa có bằng chứng vi rút lây từ người sang người, tất cả các biện pháp để ngăn chặn con người và động vật lây nhiễm đã được các nhà khoa học Nga thực hiện trong một thời gian ngắn, tất cả các rủi ro đã được giảm thiểu.
Những thông tin H5N8 lây truyền sang người vẫn cần có thêm bằng chứng!
Vi rút cúm gia cầm có nhiều loại như , H5N2, H5N1, H9N2, mỗi loại thường nhắm vào một số loài gia cầm cụ thể, số ít trường hợp có gây bệnh liên thông giữa các loài. H5N8 chủ yếu gặp ở các quốc châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan; thường gây bệnh cho các loài ngỗng hoang và vịt hoang, để tránh lây sang gia cầm nôi thì khi phát hiện các loài gia cầm hoang chết do H5N8, chính quyền sẽ thực hiện tiêu hủy toàn bộ gia cầm trong khu vực.
Đề phòng nhiễm H5N8 nói riêng và cúm gia cầm nói chung, không ăn các loại chim hoang dã, không ăn các thịt gia cầm hoang dã, không ăn thịt gia cầm ốm và chết.
Trong lịch sử, trường hợp đầu tiên ở người là nhiễm loại vi rút cúm gia cầm H5N1 vào năm 1997, sáu trong số 18 bệnh nhân nhập viện đã chết ở Hồng Kông do nhiễm trùng đường hô hấp. Vi rút H5N1 tái xuất vào năm 2003 ở Trung Quốc. Theo số liệu của WHO được các nghiên cứu phân tích tổng hợp và các hãng tin dẫn nguồn, đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 vào năm 2003, trên thế giới đã xác định được 862 trường hợp nhiễm ở 17 quốc gia, 455 người đã tử vong (chiếm 53%). Sau đó có những ổ dịch lẻ tẻ, số lượng ca nhiễm đã giảm, tỉ lệ tử vong cũng thấp đi nhiều.
Advertisement
Trong số các chủng cúm gia cầm, phải kể đến H7N9, suốt mấy năm gần đây cho đến hiện tại Trung Quốc vẫn có ca mắc, tử vong, nhất là tại tỉnh An Huy. Từ năm 2017, Việt Nam đã luôn chuẩn bị phòng tránh lây nhiễm H7N9, không để các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam. Mặc dù đang phải căng mình chống COVID-19, như từ cuối năm 2020 và tháng 1 năm 2021 Việt Nam vẫn chủ động triển khai công tác phòng chống dịch cúm H7N9.
Hãy tin tưởng vào y tế nước nhà!
BS. Trần Văn Phúc

Giới thiệu Lê Hồng Thắm

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …