Bệnh nhân nữ, 72 tuổi, vào viện vì nước tiểu có bọt khí 2 tuần nay.
Trước đó 3 tháng bà được điều trị viêm túi thừa cấp.
Ngay trước đó bà đã điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khám thấy: Bụng mềm không cứng không căng
Xét nghiệm nước tiểu: Có bạch cầu và vi khuẩn (klebsiella pneuminiae)
CT vùng bụng chậu hông: Có 1 khối bao quanh đại tràng, trải dài từ đại tràng sigma đến thành trên bàng quang.
Câu hỏi 1: Cần thêm xét nghiệm gì? Chẩn đoán có thể hướng đến bệnh gì?
Bấm nút trả lời để xem đáp án
Đáp án câu 1
Thực tế bệnh nhân được soi trực tràng và soi bàng quang với kết quả như sau:
Soi trưc tràng: Túi từa Diverticulis ở trực tràng, không bướu, không polyp
Soi bàng quang: Có 1 niêm mạc bàng quang phù nề xung huyết kèm 1 lỗ trung tâm đẩy khí và chất phân
Câu hỏi 2: Dựa vào kết quả xét nghiệm trên, bạn chẩn đoán bệnh gì?
Bấm nút trả lời để xem đáp án
Đáp án câu 1
Chẩn đoán: Dò bàng quang trực tràng (colovesciacal fistula)
Nguyên nhân thường gặp ở bệnh cảnh này là do túi thừa, viêm ruột, ung thư ruột hay bàng quang.
Câu hỏi 3: Tiếp theo cần làm gì và hướng điều trị thế nào?
Bấm nút trả lời để xem đáp án
Đáp án câu 1
Bàn luận: Để chắc chắn điều trị, cần sinh thiết lỗ dò để xem đó là viêm nhiễm hay lao hay ung thư.
Nếu là lỗ dò nhẹ do viêm, lao thì có thể điều trị nội khoa để lỗ dò bít lại, nếu lỗ dò lớn thì cần can thiệp ngoại khoa
Thực tế bệnh nhân đã được điều trị: Phục hồi lỗ rò bàng quang trực tràng có robot hỗ trợ (robot-assisted colovesical fistula repair). Cắt đại tràng sigma.
Kết quả: Bệnh nhân khỏe sau 2 tháng.
Nguồn:
Akbar N. Ashrafi, M.D., Sotelo, M.D.
June 27, 2019
N Engl J Med 2019; 380:e51
DOI: 10.1056/NEJMicm1900267