[Cơ chế triệu chứng số 112] Phù ngoại biên

Rate this post

1.MÔ TẢ
Là sự tích tụ dịch bất thường dưới da hoặc trong các khoang cơ thể, gây ra phù nề hoặc lõm da khi ấn.
2.NGUYÊN NHÂN
Bệnh liên quan đến phù ngoại biên rất nhiều.
Có thể kể ra các nguyên nhân chính là:
Phổ biến:
• Suy tim sung huyết
• Bệnh gan
• Hội chứng thận hư
• Suy thận
• Suy tĩnh mạch
• Tác dụng phụ của thuốc
• Có thai
Hiếm gặp
• Giảm albumin máu
• Bệnh ác tính
3.CƠ CHẾ
Cơ chế chính gây phù dưới da ngoại biên phụ thuộc vào cấu tạo mô học của mô đó.
Tuy nhiên,thường thì một hoặc một số yếu tố sau đây hiện diện:
1 Tăng áp lực thủy tĩnh mao mạch ( tăng áp lực đẩy dịch ra ngoài lòng mạch.
2 Giảm áp lực thủy tĩnh mô kẽ (giảm áp lực đẩy dịch vào lòng mạch).
3 Giảm thể tích huyết tương ( giảm protein giữ dịch ở trong lòng mạch)
4 Tăng áp lực dịch kẽ ( tăng proteins kéo dịch ra ngoài lòng mạch)
5 Tăng tính thấm thành mạch
6 Tắc mạch bạch huyết- giảm dẫn lưu dịch và protein từ mô kẽ về tuần hoàn bình thường.
Cơ chế trong suy tim
Tăng áp lực thủy tĩnh tĩnh mạch gây ra quá trình thấm dịch trong đó dịch bị đẩy từ lòng mạch vào trong khoảng kẽ.
Tình trạng này thường gặp trong suy tim phải.

Các yếu tố thúc đẩy quá trình này gồm:
• Tăng thể tích huyết tương- Giảm cung lượng tim ( kể cả suy tim trái hoặc phải) dẫn đến giảm tưới máu thận. Đáp ứng lại tình trạng này, hệ RAAS được hoạt hóa và làm cho cơ thể giữ muối nước, làm tăng áp lực thủy tĩnh mao mạch và tĩnh mạch.
• Tăng áp lực tĩnh mạch- suy thất gây tăng áp lực cuối tâm thu và/hoặcđầu tâm trương- những áp lực này tăng ngược dòng lên tâm nhĩ và hệ thống tĩnh mạch, làm tăng áp lực thủy tĩnh tĩnh mạch và mao mạch.
•Tăng áp lực thủy tĩnh đẩy dịch ra ngoài lòng mạch vào khoảng mô xung quanh.
• Hệ bạch huyết không dẫn lưu hết dịch tái hấp thu từ mô kẽ và gây phù..
Bệnh gan
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, yếu tố chính gây phù trong bệnh gan là do giãn giường mạch ở lách. Phù không phải là hậu quả do gan giảm tổng hợp protein, mặc dù điều này cũng góp phần gây phù.
Khi gan suy, NO và prostaglandin tăng lên ở tuần hoàn lách. Các chất này làm giãn mạch máu lách, tạo ra nhiều hồ máu, làm giảm thể tích tuần hoàn hiệu quả đến thận, tăng tiết các hormon ở thận gây giữ muối nước thông qua hệ RAAS, làm tăng áp lực thủy tĩnh.


Hội chứng thận hư
Cơ chế phù trong hội chứng thận hư chưa được hiểu rõ. Các nguyên nhân chính có thể là:
• Mất một lượng lớn protein qua thận và giảm albumin máu, làm giảm áp lực keo huyết tương- do có quá ít protein để giữ dịch trong lòng mạch, kết quả là dịch bị dò rỉ ra ngoài.
• Giảm thể tích tuần hoàn gây đáp ứng thần kinh thể dịch làm tăng giữ muối nước, qua đó làm tăng áp lực thủy tĩnh mao mạch đẩy dịch ra ngoài lòng mạch.

• Gan giảm tạo protein làm giảm protein huyết tương.
• Giảm đáp ứng bài niệu natri nhĩ (ANR) – à một đáp ứng bình thường khi có quá tải dịch làm tăng bài tiết muối nước qua thận .
• Suy giảm chức năng thận trong bệnh thận và hội chứng thận hư không cho phép thải muối một cách bình thường gây giữ nước. Đây có thể là cơ chế nổi trội trong trường hợp albumin máu không giảm.

Advertisement

4.Ý NGHĨA
Phù ngoại biên là một triệu chứng hữu ích khi nó hiện diện; tuy nhiên, không có phù không được phép loại suy tim (nhạy 10%, đặc hiệu 93%) với chỉ khoảng 25% bệnh nhân suy tim dưới 70 tuổi có phù. Trong suy gan, sự hiện diện của phù ngoại biên, và đặc biệt là báng bụng, dự báo một tiên lượng xấu.

 

Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

 

Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

Giới thiệu Haunguyen

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …