[Cơ chế triệu chứng số 82] Tiếng vang thanh âm (Vocal resonance)

Rate this post

1.MÔ TẢ
Tiếng vang thanh âm là tính chất của giọng nói bệnh nhân nghe được bằng ống nghe đặt trên lưng (trên phế trường). Bình thường
giọng nói của bệnh nhân như bị nghẹt lại và khó mà hiểu được, nhưng ở các khu vực đông đặc thì nghe được rõ ràng.
Theo kinh điển, sự thay đổi trong tiếng vang thanh âm có thể thấy trong các bệnh:
• Tiếng vang phế quản (bronchophony) – giọng nói to hơn bình thường
• Tiếng ngực (pectoriloquy) – thì thầm những lời được nghe rõ ràng, cũng được gọi là ‘tiếng ngực thầm’
• Âm vang – âm mũi, nghe ‘be be’, giống tiếng dê. Gợi ý âm vang cao.
2.NGUYÊN NHÂN
Những thay đổi trong tiếng vang thanh âm có thể liên quan đến:
• Đông đặc: khối u, viêm phổi
• Tràn dịch màng phổi
3.CƠ CHẾ


Sự khác nhau trong tiếng vang thanh âm được xác định bằng tần số dẫn truyền (Hz) và đặc tính thể lý của phổi bình thường, phổi
có dịch và phổi đông đặc.
Mô phổi bình thường lọc ra những âm có tần số thấp và dẫn truyền âm tần số cao 8
.Giọng nói của người thường là âm tần số thấp, do đó, không được dẫn truyền tốt. Phổi bị đông đặc sẽ dẫn truyền âm tần số thấp và cao tốt hơn, vì vậy giọng nói bệnh nhân nghe được rõ và dễ dàng hơn ở khu vực bị đông đặc.
Tràn dịch với lượng lớn (do tính chất vật lý của dịch) giảm sự truyền dẫn các âm tần số thấp hơn9,92,93 và, vì vậy, giọng nói bệnh nhân nghe như bị nghẹt lại hoặc ít rõ ràng hơn so với bình thường.
4.Ý NGHĨA
Ở những bệnh nhân bị ho và sốt, cho thấy một đặc điểm tin cậy để phát hiện ra viêm phổi – độ nhạy 4-16%, độ đặc hiệu 96-99%

 

Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

 

Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

 

Advertisement

Giới thiệu Haunguyen

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …