Điên tâm đồ là gì ?
- Điện tâm đồ (Electrocardiography) là một đường cong ghi lại các biến thiên của các dòng điện do tim tạo ra trong quá trình co bóp của tim.
Ngày nay, với sự phát triển của Khoa học – Kỹ thuật, máy đo điện tâm đồ đã được thiết kế tối ưu hơn, cho ra đời nhiều loại máy tốt nhất để phục vụ cho việc đo điện tim cho bệnh nhân.
ĐIỆN SINH LÝ TẾ BÀO CƠ TIM
1. ĐIỆN THẾ MÀNG LÚC NGHỈ
* Điện thế nghỉ là gì?
- Điều kiện tiên quyết của sự phát sinh xung động trong cơ tim là sự hình thành điện thế màng tế bào → thường được gọi là điện thế nghỉ.
Điện thế nghỉ tồn tại là do nồng độ kali nội bào cơ tim cao gấp 20 đến 40 lần so với nồng độ kali ngoại bào. Ngược lại, nồng độ natri ngoại bào lại cao hơn nội bào đến 10 lần.
- Do màng tế bào cơ tim ở trạng thái nghỉ có tính thấm chọn lọc với ion kali nên có sự cân bằng giữa điện tích dương (ion K+) ở khu vực ngoại bào và điện tích âm (trong đó có các anion) khu vực nội bào.
- Nghĩa là có một hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng tế bào. Điện thế bên trong âm tính so với bên ngoài, đo được từ -70mV đến -90mV, có khi lên đến -100mV ở loại sợi dẫn truyền đặc biệt như sợi Purkinje.
1.2. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
Khi có tác nhân kích thích màng tế bào
→ các ion vận chuyển qua màng tế bào
→ thay đổi điện thế qua màng tế bào
→ đường cong điện thế hoạt động của tế bào cơ tim
-Pha 0 (khử cực nhanh): khi có kích thích, màng TB bị khử cực → tăng tính thấm đối với Na+→ kênh Na+ mở nhanh → Na+ ồ ạt vào trong TB, điện thế trong màng hạ nhanh tới 0mV và trở nên dương tính +20mV so với ngoài màng TB. Điện thế hoạt động vẽ một đường gần như thẳng đứng.
-Pha 1 (tái cực nhanh sớm): dòng Na+ tiếp tục vào trong tế bào nhưng chậm hơn, đồng thời có dòng K+ ra ngoài tế bào → điện thế qua màng hạ xuống gần mức 0 mV.
-Pha 2 (tái cực chậm): tính thấm của màng đối với ion kali giảm, trong khi đó tính thấm đối với Natri-Canxi tăng, kênh Ca++ chậm được mở, những ion này đi vào bào tương, một ít Na+ cũng vào theo. Điện thế qua màng thay đổi không đáng kể → điện thế hoạt động biểu hiện dạng bình nguyên (plateau).
-Pha 3 (tái cực nhanh muộn): tính thấm của màng đối với Ca+ giảm, kênh K+ mở ra, màng tăng tính thấm trở lại đối với K+, K+ thoát ra ngoài TB nhiều hơn, làm cho điện thế qua màng hạ nhanh xuống mức ban đầu -90 mV.
–Pha 4 (hồi cực): nhờ các bơm Na+Ca++ và bơm Na+K+ATPase, với sự có mặt của Mg++.
Với nguyên tắc trao đổi qua kênh theo tỉ lệ hoán đổi: 1Ca++/3Na+, 3Na+/2K+ để đưa Na+ ra và K+ vào trở lại TB.
Điện thế màng trở lại trị số lúc ban đầu -90 mV