[Nghiên cứu] Bệnh nhân có bệnh thận mạn giai đoạn nặng: Nên tiếp tục hay ngừng các thuốc ức chế hệ RAA ?

Rate this post
Các thuốc ức chế hệ Renin – angiotensin – aldosterone (RAA), bao gồm thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mạn mức độ nhẹ hoặc trung bình. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại thấy việc ngừng sử dụng thuốc ức chế RAA ở BN mắc bệnh thận mạn nặng có thể làm tăng mức lọc cầu thận ước tính (eGFR) hoặc làm chậm quá trình suy giảm eGFR.
Nghiên cứu STOP ACEi Trial tại Anh (NC nhãn mở, tại 37 trung tâm) thu nhận 411 BN mắc bệnh thận mạn gai đoạn 4 và 5 (eGFR <30 ml/phút) nhưng chưa phải lọc máu hay ghép thận, và đang điều trị thuốc ức chế RAA trên 6 tháng, được chia vào 2 nhóm ngừng (206) hoặc tiếp tục (205) điều trị bằng thuốc ức chế RAA. Các nhóm có sự tương đồng về tuổi, eGFR, bệnh đái tháo đường, huyết áp động mạch trung bình và protein niệu. Huyết áp ở 2 nhóm đều được kiểm soát ở mức ≤ 140/85 mmHg.
Kết quả: Sau 3 năm, eGFR trung bình bình phương nhỏ nhất (±SE) là 12,6 ± 0,7 ml/ph ở nhóm ngừng sử dụng và 13,3 ± 0,6 ml/ph ở nhóm tiếp tục (chênh lệch, −0,7; 95% CI: −2,5 đến 1,0; P=0,42). Số BN tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối hoặc bắt đầu điều trị thay thế thận là 128 (62%) ở nhóm ngừng thuốc và 115 (56%) ở nhóm tiếp tục (HR là 1,28; 95% CI: 0,99 đến 1,65). Các tác dụng phụ về biến cố tim mạch (108 so với 88) và tử vong (20 so với 22) là tương đương giữa 2 nhóm. Tuy nhiên nhiều NC khác cho thấy sự ngừng thuốc ức chế hệ RAA có thể làm gia tăng các biến cố tim mạch và tử vong.
Từ những kết quả này, các tác giả kết luận ở những BN mắc bệnh thận mạn tính nặng, việc ngừng sử dụng thuốc ức chế RAA không liên quan gì đến sự giảm eGFR về lâu dài.
Nguồn: BS. Nguyễn Quang Bảy
Advertisement

Giới thiệu Huỳnh Tâm Nguyện

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …