Điện tâm đồ 1 này cho thấy:
– Tại DII thấy có sóng P => nhịp xoang tần số khoảng 55 l/ phút
– PR bình thường ~ 0,20s
– QRS: tại DI, DII ngay sau QRS bình thường của nhịp xoang là phức bộ QRS giãn rộng, trái chiều với QRS của nhịp xoang => ngoại tâm thu thất
Ngoại tâm thu thứ 3 xảy ra trên đỉnh của sóng T của nhịp xoang đi trước (NTT R/T) khởi đầu 1 chuỗi nhịp nhanh thất và rung thất. Sau 3 đến 4 nhịp nhanh thất là khởi đầu rung thất
– Ở chuyển đạo DIII nhịp xoang có sóng Q rất sâu
– Đoạn ST chênh cao ở chuyển đạo DII, DIII (ST không được chênh > 1 mm ở CĐ chi), ST chênh xuống ở chuyển đạo DI
– T đảo ngược ở DI
KL: Ngoại tâm thu thất dạng R/T, nhịp nhanh thất và rung thất có lẽ do Nhồi máu cơ tim vùng dưới (bài số 7 học ECG trong NMCT). Chính vì Bệnh nhân này vào viện với lý do đau ngực, ngất và ECG như trên có lẽ là do nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim trong bệnh nhân này gây nên ngoại tâm thu thất (ngoại tâm tâm thất dạng R/T khởi phát nhịp nhanh thất và rung thất). Lâm sàng thường phải sốc điện và hồi sinh tim phổi mới có thể may mắn cứu được
Tương tự như vậy, ECG 2 thấy nổi bật lên là nhịp rất nhanh, phức bộ QRS giãn rộng, không còn sóng P => nhịp nhanh thất